Dân tộc Giẻ Triêng

 

 @Dt Gie Trieng.jpg

Tên tự gọi: Giẻ Triêng

Tên gọi khác: Cà Tang, Giang Rẫy, Đgiéh, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triêng, Treng, Ta Liêng, Ve, La-Ve, Bnoong, Ca Tang.

Nhóm địa phương: Gié (Giẻ), Triêng (T’riêng), Ve, Bnoong (Mnoong).

Số dân: 50.962 người (Tổng cục Thống kê năm 2009).

Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me, ngữ hệ Nam Á.

Nguồn gốc lịch sử: Người Gié-Triêng là cư dân gắn bó rất lâu đời ở vùng quanh quần sơn Ngọc Linh.

Địa bàn cư trú: sinh sống tập trung tại tỉnh Kon Tum, vùng miền núi tỉnh Quảng Nam.

@Dt Gie Trieng 1.jpg

Đặc điểm kinh tế: Người Gié-Triêng sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy. Ngoài ra còn săn bắn, đánh cá, hái lượm các loại rau rừng, hoa quả. Người Gié-Triêng còn nuôi trâu, bò, lợn, gà. Họ giỏi đan lát, dệt vải.

Phong tục tập quán

Ăn: Người Gié-Triêng ưa thích các món thịt, cá nướng. Ðồ uống truyền thống là nước lã, rượu cần. Nam nữ đều hút thuốc lá bằng tẩu.

: Hình thức nhà sàn dài gồm nhiều “bếp” là lối kiến trúc truyền thống. Nhiều nơi làm mái đầu hồi uốn khum hình mu rùa. Nhà trong làng thường được xếp thành hình tròn xung quanh nhà rông.

Phương tiện vận chuyển: Gùi là loại phương tiện vận chuyển phổ biến. Gùi có nhiều chủng loại khác nhau với nhiều kích cỡ, hình loại.

Hôn nhân: Trai gái tự tìm bạn đời, phụ nữ giữ vai trò chủ động. Việc cưới xin trải qua nhiều bước, bao giờ cũng có lễ kết gắn cô dâu chú rể với nhau và cô gái phải tự chuẩn bị 100 bó củi đẹp từ trước để đem đến nhà trai. Trước kia, đôi vợ chồng cư trú luân phiên mỗi bên vài năm.

Tín ngưỡng: Quan niệm con người, mọi vật, cũng như con vật, đều có siêu linh ẩn trú (thần mặt trời, thần đất, thần làng, thần làng, thần lúa, thần đá, thần cây đa….). Dòng họ, gia đình dều có vật “thiêng” để cầu mùa gắn với canh tác lúa.

Trang phục: Theo truyền thống, nam quấn khố, ở trần, trời lạnh thì choàng tấm vải cho ấm người; nữ mặc áo, quấn váy, có nơi dùng loại váy ống dài để che luôn cả thân trên, từ ngực trở xuống. Phụ nữ ưa đeo nhiều trang sức như các loại vòng bạc, đồng, chuỗi cườm..đeo cổ, tay, chân, tai.

Đời sống văn hóa: Người Gié-Triêng căn cứ vào chu kỳ mặt trăng để tính ngày. Từng tháng có những công việc trọng tâm nhất định. Văn học dân gian phong phú với ca dao, tục ngữ, dân ca, truyện cổ. Bộ nhạc cụ phong phú, quý giá và quan trọng nhất là cồng chiêng. Các loại đàn sáo, khèn đều đơn giản, thông dụng trong đời sống âm nhạc.

Sưu tầm

1 bình luận về “Dân tộc Giẻ Triêng

  1. Pingback: Giới thiệu các dân tộc Việt Nam | Học hỏi để trau dồi, chia sẻ để kết nối.

Bình luận về bài viết này